Những tác dụng của lá bạc hà khô và cách phân biệt lá bạc hà và lá húng lìu
Bạc hà là cái tên rất quen thuộc với người dân Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam. Bạc hà thường xuất hiện trong đời sống như một loại rau sống ăn kèm, có vị cay cay và mùi hương rất thơm. Tuy nhiên bạc hà không chỉ đơn giản là một loại rau dùng để ăn mà còn có rất nhiều tác dụng hỗ trợ sức khoẻ rất tốt.
1. Vài nét về cây bạc hà
Đặc điểm: Cây bạc hà hay còn gọi là “bạc hà nam”, ở Trung Quốc người ta còn gọi là cây “Nhân đơn tảo”. Bạc hà thuộc loại cây thân cỏ sống rất lâu, chúng có một số đặc điểm sau đây:
Thường có chiều cao từ 6 – 12cm. Thân cây hơi vuông, màu sắc tim tím, ở thân và lá cây bạc hà đều có nhiều lông nhỏ li ti. Lá cây màu xanh có nhiều gân, thường mọc theo kiểu đối xứng theo đường chéo, xung quanh rìa mép lá có hình răng cưa và trên bề mặt lá có nhiều lông để bảo vệ lá.
Hoa bạc hà mọc xung quanh các kẽ lá, có hình xim co, màu hồng nhạt hoặc màu tím, đôi khi có cả màu trắng. Cây xuất có hương thơm đặc biệt, xuất hiện nhiều ở những tỉnh thành như: Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Tam Đảo, ... Bạc hà dễ sống, được trồng nhiều nơi, dùng làm gia vị và đồ uống rất thanh mát.
Phân biệt lá bạc hà và lá húng lủi
Bạc hà |
Húng lủi |
Có mùi thơm mát, vị cay the, mát lạnh. Lá hình trứng, xung quanh có nhiều răng cưa dày, có nhiều lông trên thân và cả trên bề mặt lá. Thân mềm mại |
Húng lủi có hương thơm nhẹ, vị cay nhẹ chứ không đậm vị. Lá thuôn dài, nhỏ hơn, có hình răng cưa thưa, không có lông trên thân và trên bề mặt lá. Thân thô cứng hơn |
2. Lá bạc hà khô có những tác dụng gì?
Nói đến lá bạc hà chúng ta không thể nào bỏ qua những công dụng hữu ích sau đây:
Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, trị ho, cảm, nhức đầu.
Điều trị viêm xoang, viêm dường hô hấp, hen suyễn.
Trị các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, dị ứng và làm dịu các vết côn trùng cắn.
Điều trị các bệnh về răng miệng, giúp hơi thở thơm tho hơn.
Bạc hà còn giúp xua đuổi côn trùng và khử mùi hôi rất hiệu quả.
Trà lá bạc bạc hà khô giúp làm giảm mụn trứng cá, làm mềm dịu da, điều trị viêm da, phát ban. Ngoài ra trà lá bạc hà khô còn có thể kháng nấm, kháng virus, chống bệnh tật.
3. Cách sử dụng lá bạc hà khô
Lá bạc hà sau khi được sấy khô sẽ được bảo quản lâu hơn và có nhiều cách dùng khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu người tiêu dùng, thông thường người sử dụng sẽ dùng để pha trà để phát huy công dụng cũng như thưởng thức mùi thơm đặc trưng của vị lá này.
Trà lá bạc hà khô mật ong: Trước tiên bạn pha một ấm trà nóng, sau đó cho vào ly một vài lá bạc hà và một thìa mật ong. Tuỳ theo sở thích cá nhân, bạn có thể cho thêm vào ly trà một lát chanh hoặc không cho, còn nếu muốn uống lạnh bạn nên cho thêm vào ly trà 1 thìa mật ong nữa.
Trà lá bạc hà vị táo: Để pha 1 ly trà lá bạc hà vị táo bạn cần cho vào bình 1 gói trà túi lọc hương táo cùng với 120ml nước sôi. Hãm trong vòng 2 – 3 phút, cho thêm 10ml si rô táo, vài lá bạc hà khô, khuấy đều lên và thưởng thức.
Trà lá bạc hà khô: Cho lá bạc hà vào bình, cho nước sôi vào tráng sơ qua rồi gạt bỏ nước đầu. Cho 200ml nước sôi vào bình, đợi đến khi lá trà ngấm nước và ra hoạt chất thì thưởng thức. Có thể kết hợp cùng trà xanh, trà đe hoặc trà ô long tuỳ sở thích.
Trên đây là cách phân biệt lá bạc hà với lá húng lìu cùng một số tác dụng của lá bạc hà khô mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Chúc bạn luôn có một sức khoẻ tốt.
Giá lá bạc hà sấy khô trên thị trường và địa chỉ mua hàng uy tín
Quy trình làm trà lá bạc hà xanh thơm giữ được lâu không bị mốc
---------------------------------------------------------
Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ
Mobi (zalo): 0399 306 889 - 0932 156 017
Hoặc truy cập nhanh để đặt hàng online tại đây: Lá bạc hà khô
Kính Chúc Quý khách hàng nhiều sức khỏe và có sự trải nghiệm thú vị tại shop trà Thảo Dược 3 Miền.
Số lần xem: 1150